Bối cảnh vụ Dreyfus Vụ_Dreyfus

Bối cảnh chính trị

Năm 1894, nền Đệ tam Cộng hòa Pháp đã được 23 năm tuổi, và đã trải qua tới ba cuộc khủng hoảng (chủ nghĩa Boulanger năm 1889, vụ bê bối Panama năm 1892, và nguy cơ vô chính phủ phản ánh trong một chuỗi đạo luật những năm 1893-1894) chỉ củng cố nó thêm. Các cuộc bầu cử năm 1893, tập trung vào câu hỏi xã hội, đã đem lại chiến thắng cho những người phái cộng hòa(hơn một nửa số ghế trên tổng số hơn 500 ghế nghị viện) trước phái hữu bảo thủ, cũng như trước những người cấp tiến(khoảng 150 ghế) và những người xã hội chủ nghĩa(33 ghế)[7]

Phe đối lập của những người cấp tiến và xã hội chủ nghĩa thúc đẩy việc cai trị vào trung tâm nơi các lựa chọn chính trị định hướng theo chủ nghĩa bảo hộ kinh tế, một sự thờ ơ rõ ràng đối với câu hỏi xã hội, một sự sẵn sàng để phá vỡ sự cô lập quốc tế, với đồng minh Nga và với sự phát triển của Đế quốc Pháp. Chính sách trung tâm này đã gây nên sự bất ổn nội các, một số những người phe cộng hòa trong chính phủ đôi khi bắt tay với những người cấp tiến, khi thì các nhóm bảo hoàng bắt tay với nhau (những người ủng hộ Công tước Orléans,orleanistes, và những người phái chính thống-tức những người ủng hộ nhà Bourbon-légitimistes), và năm nội các đã thay nhau từ 1893 tới 1896. Sự bất ổn nội các nhân đôi sự mong manh của ghế tổng thống: Sadi Carnot bị ám sát 24 tháng 6 năm 1894, người kế nhiệm Jean Casimir-Perier cũng từ nhiệm ngày 15 tháng 1 năm 1895 và được thay thế bởi Felix Faure.

Sau sự sụp đổ của nội các cấp tiến của Léon Bourgeois năm 1896, Tổng thống Faure chỉ định Jules Méline, một người theo chủ nghĩa bảo hộ dưới thời Jules Ferry. Nội các này đóng vai trò đối lập với cánh tả và một số người cộng hòa(nhất là Liên minh những người tiến bộ) và hành động luôn nhận được sự ủng hộ của cánh hữu. Rất ổn định, nó đã làm giảm bớt các căng thẳng về tôn giáo(kìm hãm cuộc đấu tranh chống tăng lữ), xã hội(thông qua luật về trách nhiệm trong tai nạn lao động) và kinh tế(duy trì chính sách bảo hộ thương mại) bằng việc dẫn dắt một nền chính trị hơi bảo thủ. Chính dưới nội các ổn định này lại bùng phát thật sự vụ Dreyfus[8].

Bối cảnh quân đội

Tướng Raoul de Boisdeffre, người gây dựng liên minh quân sự với người Nga

Vụ Dreyfus đã diễn ra trong bối cảnh quân Phổ chiếm đóng Alsace và một phần Lorraine theo Hiệp ước Frankfurt năm 1871, nguồn cơn nuôi dưỡng những người dân tộc chủ nghĩa cực đoan nhất.Tổn thương tinh thần từ cuộc chiến năm 1870 có vẻ đã xa xôi, nhưng tinh thần phục hận vẫn luôn hiện hữu.Nhiều vai chính trong vụ Dreyfus người sinh trưởng ở vùng Alsace.[9] Các nhà quân sự đòi hỏi những cách thức đáng kể để chuẩn bị cho cuộc xung đột tiếp theo, và chính dưới tinh thần này mà mối liên minh Pháp-Nga « phản tự nhiên »[10] được thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1892 với một hiệp ước quân sự. Quân đội đã được vực dậy sau thất bại, nhưng các viên chỉ huy của nó vẫn là những nhà quý tộc cũ theo khuynh hướng quân chủ, thành thử sự sùng bái ngọn cờ và sự khinh bỉ chế độ cộng hòa nghị viện vẫn là hai nguyên lý cơ bản của quân đội Pháp trong thời kỳ ấy[11].Trong khi nền Cộng hòa tung hô quân đội, quân đội lại xem thường nền Cộng hòa.

Nhưng từ hơn chục năm sau chiến tranh, nền quân đội Pháp cũng có một biến chuyển quan trọng, trong mục tiêu kép về dân chủ hóa và hiện đại hóa. Những sinh viên trường bách khoa cạnh tranh một cách hiệu quả với các sĩ quan tiến thân theo con đường quý tộc từ Trường quân sự cao cấp Saint-Cyr, những người gây nên những bất đồng, ghen tỵ trong số những hạ sĩ quan chờ đợi những đợt đề bạt thăng cấp. Thời kỳ này cũng đánh dấu một cuộc chạy đua vũ trang, với những cải tiến liên quan tới hỏa lực nặng(pháo nòng 120 và 155, Mẫu Baquet 1890, và những phanh thủy khí động mới) nhưng đồng thời và nhất là, sự tập trung vào vũ khí tối mật - mẫu nòng 75 ly 1897[12].

Ở đây liệt kê những hoạt động của cơ quan phản gián quân đội, còn gọi là Ban thống kê(« Section de statistiques »).Công tác tình báo,hoạt động có tổ chức và là công cụ của chiến tranh bí mật, vẫn là một điều mới mẻ vào cuối thế kỷ 19.Ban Thống kê được lập ra năm 1871 nhưng chỉ bao gồm một nhúm sĩ quan và dân thường. Chỉ huy của nó vào năm 1894 là trung tá Jean Sandherr, một người từ trường Saint-Cyr, sinh trưởng ở Mulhouse, một người bài Do Thái kiên quyết. Nhiệm vụ quân sự của nó là rõ ràng: thu thập tin tính báo về kẻ thù tiềm tàng của nước Pháp, và ngăn ngừa những thông tin sai lệch.Ban Thống kê được sự hỗ trợ bởi một bộ phận của Bộ Ngoại giao Pháp do một nhà ngoại giao trẻ, Maurice Paléologue phụ trách. Cuộc chạy đua vũ trang đã đem lại một bầu không khí căng thẳng trong nhiệm vụ phản gián những năm 1890.Vì vậy, một trong những nhiệm vụ của Ban là do thám đại sứ quán của Đức, đóng tại đường Lille, Paris, để ngăn chặn bất kỳ sự rò rỉ thông tin nào cho đối thủ. Năm 1890, nhân viên lưu trữ Boutonnet bị buộc tội đã bán các phương án về thuốc nổ melanit. Tùy viên quân sự Đức ở Paris năm 1894 là Bá tước Maximilien von Schwartzkoppen, người đã xây dựng một chính sách xâm nhập tỏ ra là có hiệu quả.

Kể từ đầu 1894, Ban thống kê điều tra về một vụ buôn bán các bản đồ chỉ huy liên quan đến NiceMeuse, dẫn dắt bởi một đặc vụ mà người Đức và người Ý gọi là Dubois[13]. Chính vụ này dẫn dắt đến nguồn gốc vụ Dreyfus

Bối cảnh xã hội

Thời kỳ này được đánh dấu bởi sự phát triển của chủ nghĩa dân tộcchủ nghĩa bài Do Thái. Sự gia tăng phong trào bài Do Thái, rất khắc nghiệt kể từ khi cuốn "Nước Pháp Do Thái"(La France juive) của Édouard Drumont được xuất bản 1886 (150 000 bản trong năm đầu tiên), đồng thời với sự gia tăng của chủ nghĩa tăng lữ. Những sự căng thẳng mạnh mẽ trong tất cả các tầng lớp xã hội, được thúc đẩy bởi một nền báo chí đầy ảnh hưởng và hầu như tự do viết lách và phân phối bất kỳ thông tin nào, kể cả mang tính xúc phạm hoặc vu khống. Những sai sót pháp lý là hạn chế nếu mục tiêu là những cá nhân. Chủ nghĩa bài Do Thái không từ cả tổ chức quân đội, trong đó duy trì những sự phân biệt đối xử ngầm ẩn. Đến mức trong các kỳ thì, với điểm tình thương nổi tiếng, sự cho điểm phi lý, mà Dreyfus phải chịu đựng ở trường thực hành Bourges[14]. Một dấu hiệu của sự căng thẳng đó là các cuộc đấu tay đôi, bằng kiếm hay súng lục, thường xuyên xảy ra và đôi khi lấy đi mạng sống của người tham gia. Một số sĩ quan xuất sắc người Do Thái, bị khích động bởi một loạt các bài báo trên tờ Tiếng nói Tự do(La Libre Parôle) cáo buộc họ là phản bội từ giống nòi, đã thách đấu với các biên tập viên. Đại úy Cremieu-Foa, người Do Thái miền Alsace và cựu sinh viên trường Bách khoa đã bất phân thắng bại, nhưng một người Do Thái khác, đại úy Mayer, đã bị giết bởi hầu tước Morès, một người bạn của Drumont, trong một trận đấu tay đôi khác; thảm họa này đã gây những tình cảm đáng kể vượt ra ngoài cộng đồng Do Thái.Sự căm ghét Do Thái từ đó trở nên công khai, bao lực, được thúc đẩy bởi một bài báo trên chỉ trích sự hiện diện Do Thái ở Pháp với 80 000 người năm 1895 (trong đó 40 000 ở Paris), đông đúc hơn, hơn 45000 người ở Algérie.Số lượng phát hành của tờ La Libre Parole, vào khoảng 200 000 bản vào năm 1892[15] cho phép Drumont mở rộng độc giả bài Do Thái của mình tới một công chúng rộng rãi hơn, từng bị thụ hút bởi chủ nghĩa Boulanger trước kia. Chủ nghĩa bài Do Thái được truyền bá không chỉ bởi tờ này mà còn bởi tờ L'Éclair, Le Petit Journal, La Patrie, L'Intransigeant, La Croix, rút ra từ cội rễ bài Do Thái trong môi trường Công giáo chính thống, đã đạt đến đỉnh cao ở thời điểm vụ Dreyfus[16].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ_Dreyfus http://www.cahiers-naturalistes.com/centenaire_reh... http://www.roi-president.com/elections_legislative... http://www.assemblee-nationale.fr/histoire/Dreyfus... http://www.assemblee-nationale.fr/histoire/Dreyfus... http://rennesetdreyfus.blogspot.fr/ http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k21872p http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k24250f http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k24251s http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k242524 http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k24254t